• Trang chủ
  • Ciné
  • Bắt đầu dán nhãn cảnh báo “Bạo lực, tình dục, khoả thân” cho phim Việt
96 lượt xem

Bắt đầu dán nhãn cảnh báo “Bạo lực, tình dục, khoả thân” cho phim Việt

Bắt đầu dán nhãn cảnh báo Bạo lực, tình dục, khoả thân cho phim Việt - Ảnh 1.

Bắt đầu dán nhãn cảnh báo Bạo lực, tình dục, khoả thân cho phim Việt - Ảnh 1.

Một cảnh trong bộ phim Đường Đua của đạo diễn Nguyễn Khắc Huy, Hãng phim Xanh sản xuất. Đây là một bộ phim từng bị từ chối cấp phép phát hành để sửa chữa tổng thể nội dung

Bắt đầu từ hôm nay (20/5), theo thông tư số 05/2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành”, các tác phẩm phim tại Việt Nam sẽ phải đươc phân loại theo các tiêu chí và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo về nội dung phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim, Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phổ biến phim. Đây vừa là cơ hội và là thách thức của những nhà làm phim.

Sẽ có 6 loại quy định mức phân loại phim theo từng độ tuổi và 7 tiêu chí phân loại phim theo: tiêu chí chủ đề, nội dung, tiêu chí về bạo lực; tiêu chí về khoả thân – tình dục, tiêu chí ma túy và chất kích thích; về kinh dị; về ngôn ngữ thô tục và về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Tất cả sẽ phải được hiển thị và cảnh báo tới khán giả trong quá trình phổ biến, áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim, bao gồm cả phim chiếu mạng.

Theo ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng cục Điện Ảnh: “Tất cả hình thức phổ biến đấy đều phải áp dụng thông tư 05 này. Quy định rất rõ đối tượng nào làm được đến đâu, làm như thế nào. Và nó là căn cứ để cho các hội đông phân loại phim làm việc, cũng như để cho những nhà sản xuất, các nghệ sĩ họ biết được quy định thông tư này để họ triển khai dự án phim”.

Việc đưa ra quy định cụ thể, chi tiết về phân loại phim được đánh giá là “một bước tiến lớn trong việc phân loại”, phù hợp với xu hướng thế giới, góp phần đưa ra định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho giới sáng tác và sản xuất phim tại Việt Nam.

Đạo diễn Lương Đình Dũng nói về vấn đề dán nhãn cảnh báo cho phim: “Dưới góc độ nhà làm phim, dưới góc độ cá nhân tôi cho rằng, càng tự do càng tốt, nhưng dưới góc nhìn chung và ảnh hưởng của xã hội để cho nó tốt hơn thì chúng ta nên làm theo quy định, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm”.

Để biết nhiều hơn về việc dán nhãn cảnh báo phim cũng như phản ứng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện ảnh về vấn đề này, bạn hãy đón xem trong Chuyển Động 24h.