Lerik, một vùng núi ở miền Nam Azerbaijan, nổi tiếng là nơi tập trung nhiều người sống trên trăm tuổi.
Những khu vực mà mọi người có xu hướng sống lâu hơn mức trung bình được gọi là “vùng xanh lam” và các nhà khoa học thực sự đã nghiên cứu một số vùng trong số đó trước đây – đảo Okinawa của Nhật Bản và Ikaria, đảo trường thọ của Hy Lạp.
Tuy nhiên, có những nơi nổi tiếng về tuổi thọ của người dân địa phương không được chính thức phân loại là vùng xanh lam. Một trong những nơi như vậy là Lerik, một vùng thuộc dãy núi Talysh ở miền Nam Azerbaijan, nổi tiếng với số lượng người sống trên trăm tuổi và thậm chí còn có Bảo tàng Trường thọ duy nhất trên thế giới.
Lerik, khu vực nằm ở miền Nam Azerbaijan, nổi tiếng bởi là nơi có nhiều người sống trên 100 tuổi. Sự yên tĩnh trong tâm hồn là một phần bí mật giúp họ sống lâu. Người dân ở đây tránh xa căng thẳng. Họ trân trọng từng ngày sống, không có nhiều kế hoạch hay lo lắng cho tương lai.
Theo Azer Tag, hãng thông tấn Nhà nước của Azerbaijan, đã từng có thời điểm Lerik là nơi sinh sống của hơn 500 người sống trên trăm tuổi, chiếm khoảng 1% dân số toàn quốc.
Con số đó đã giảm xuống còn khoảng 100 người trong số 63.000 cư dân tại đây, và chỉ còn hơn 20 người sống trăm tuổi được biết đến ngày nay. Số lượng người sống trăm tuổi giảm mạnh thường được cho là do các yếu tố liên quan đến cuộc sống hiện đại, chẳng hạn như ô nhiễm, thực phẩm chế biến sẵn và căng thẳng tâm lý.
Tuy nhiên, danh tiếng của Lerik như một vùng đất trường thọ vẫn tồn tại qua lịch sử của nó và những người trăm tuổi như Shirali Muslumov đã biến vùng đất này trở nên nổi tiếng.
Việc Muslumov qua đời năm 1973 là một sự thật đã được ghi chép lại. Người đàn ông này đã từng tuyên bố bản thân sinh năm 1805, tức là ông 168 tuổi khi qua đời. Nhiều hơn người đàn ông già nhất thế giới đã được xác minh 52 tuổi và hơn người phụ nữ già nhất từng được biết đến là 46 tuổi.
Nhiều người sống trong làng thích ngủ trên mặt đất, lót một tấm chăn mỏng thay vì đệm. Họ cho rằng đây là cách nghỉ ngơi tốt nhất cho lưng. Những người sống trên trăm tuổi ăn thịt, và có sở thích dùng các sản phẩm từ sữa như phô mai tươi, bơ, sữa chua uống…
Muslumov tuyên bố bản thân đã sống trong giai đoạn khi loài hổ Caspi hiện hữu và tuyệt chủng ở dãy núi Talysh. Ông được cho là đã có một đứa con ở tuổi 80 với người vợ thứ hai chỉ mới 36 tuổi. Tổng cộng người đàn ông này có 330 hậu duệ kéo dài thành 5 thế hệ.
Anh trai của Muslumov, Mahmüd Eyvazov, được cho là đã sống đến năm 150 tuổi và vợ của ông, Gizil Guliyeva, sống đến 120 tuổi. Một trong những người con gái của ông vẫn sống ở Lerik và thừa hưởng gen của ông, bà đã 95 tuổi và rất khỏe mạnh.
Một trong những cái tên nổi tiếng về việc sống thọ tại đây là Shirali Muslymov, làm nghề chăn cừu. Trong giấy tờ được lưu giữ tại Bảo tàng Trường thọ, Muslymov sinh năm 1805 và mất năm 1973, tròn 168 tuổi. Nếu thông tin này chính xác, Lerik là nơi có người thọ nhất thế giới.
Shirali Muslumov, người sống trăm tuổi nổi tiếng nhất của Lerik, đã nổi tiếng quốc tế trong suốt cuộc đời của ông. Ông đã thu hút sự chú ý của bác sĩ Alexander Leaf của Đại học Harvard, người đã đến thăm vùng này vào những năm 1970 để tìm hiểu bí quyết trường thọ của ông.
Ông phát hiện ra một nông dân 117 tuổi vẫn làm việc trên cánh đồng và một người chăn cừu 108 tuổi. Họ đều xác nhận rằng bản thân có một cuộc sống không căng thẳng và những người khác dường như xác nhận rằng có điều gì đó đặc biệt ở nơi này.
Thật không may, danh tiếng về tuổi thọ dường như đã gây hại cho Lerik nhiều hơn là có lợi. Những người từ bên ngoài đã tìm đến khu vực này và mang theo những nét văn hóa, sản phẩm thương mại của nền văn minh hiện đại đến đây.
Ngoài có nhiều người sống thọ, nơi đây còn nổi tiếng vì có bảo tàng Trường thọ duy nhất trên thế giới. Bảo tàng gồm hai phòng, được xây dựng vào năm 1991. Năm 2010, nó được tu sửa và là nơi lưu giữ hơn 2.000 hiện vật, ghi lại cuộc sống hiện tại và trước đây của những cư dân thọ nhất khu vực. Ngoài thông tin ghi lại tuổi thọ của từng người, nơi đây còn trưng bày các đồ gia dụng mà họ từng sử dụng như bàn là, những chiếc rương chứa đầy khăn trùm đầu, áo sơ mi…
Mặc dù các sản phẩm tươi sống, các sản phẩm từ sữa và thịt có nguồn gốc địa phương vẫn có sẵn, nhưng giờ đây chúng bị lu mờ bởi các thanh chocolate, cũng như rượu vodka và đồ uống có cồn khác.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể hiểu được tại sao những người dân tại Lerik lại có tuổi thọ cao hơn những khu vực khác.
Nhiều người cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố như cuộc sống vô ưu, không khí trong lành trên núi và chế độ ăn uống sạch sẽ.
Bảo tàng Trường thọ của Lerik, một tòa nhà gạch nhỏ ở thị trấn Lerik. Nó bao gồm hai hội trường và hơn 2.000 hiện vật, bao gồm các bức ảnh và tài liệu liên quan đến hàng chục người sống trăm tuổi.