69 lượt xem

Tòa tháp “nghiêng vẹo” 7 độ, chân tháp bị phá hủy, nhưng tồn tại 1.000 năm

Tháp nghiêng Pisa ở Italia với độ nghiêng khoảng 3,99 độ.

Dù còn nghiêng hơn cả tháp nghiêng Pisa ở Italia, nhưng tháp Hộ Châu tại Thượng Hải vẫn đứng sừng sững không đổ suốt gần 1.000 năm qua.

Ít người biết rằng ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, vẫn tồn tại một tòa tháp cổ với độ nghiêng còn lớn hơn cả tháp Pisa nổi tiếng của Italia. Đó là tháp Hộ Châuđộ nghiêng 7,1 độ. Trong khi đó, tháp Pisa của “xứ sở hình chiếc ủng” chỉ có độ nghiêng chừng 3,99 độ.

Tháp nghiêng Pisa ở Italia với độ nghiêng khoảng 3,99 độ.
Tháp nghiêng Pisa ở Italia với độ nghiêng khoảng 3,99 độ.

Hình ảnh được quay cách đây không lâu trong một công viên rừng tại Thượng Hải cho thấy, tòa tháp nằm giữa những ngọn núi bao quanh. Dù có độ nghiêng lớn thậm chi nhìn như “xiêu vẹo” nhưng tòa tháp vẫn đứng sừng sững không đổ suốt gần 1.000 năm qua.

Theo truyền thông địa phương, tòa tháp cao 19 m gồm 7 tầng này nghiêng 7,1 độ về phía đông nam. Độ nghiêng tăng từ 6,51 độ vào những năm 1980.

Tháp nghiêng Hộ Châu ở Thượng Hải nhìn từ trên cao.
Tháp nghiêng Hộ Châu ở Thượng Hải nhìn từ trên cao.

Không chỉ có độ nghiêng lớn, phần chân của tháp Hộ Châu còn bị phá hủy nghiêm trọng do từng xảy ra vụ hỏa hoạn lớn. Tuy nhiên, kiến trúc đặc trưng của công trình vẫn giúp nó tồn tại.

Vậy yếu tố nào giúp tòa tháp cổ không bị đổ sập trước phong ba bão gió của thời gian?

Theo tương truyền, chính những di tích Phật giáo bên trong đã bảo vệ tháp Hộ Châu. Công trình được xây dựng từ những năm 1079.

Theo sử sách tài liệu ghi lại, ban đầu, tháp được xây dựng một cách trọn vẹn chứ không hề “nghiêng vẹo” như ngày nay. Chính Hoàng đế Cao Tông của nhà Tống đã để 5 hạt xá lị bên trong tòa bảo tháp.

Phần chân tháp bị phá hủy nghiêm trọng do trải qua trận hỏa hoạn lớn vào năm 1788.
Phần chân tháp bị phá hủy nghiêm trọng do trải qua trận hỏa hoạn lớn vào năm 1788.

Tuy nhiên vào năm 1788, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra đã phá hủy công trình, khiến phần chân tháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù vậy, đến nay tháp vẫn đứng vững.

Khi phân tích kết cấu tường, các chuyên gia còn phát hiện một trong những nguyên liệu được người xưa sử dụng có cả gạo và vôi. Gạo được nấu thành cháo, trộn cùng vôi cát làm vữa xây gạch. Loại vữa này gần giống với xi măng thời hiện đại.

Theo giới chuyên môn, tháp Hộ Châu có kiến trúc đặc biệt với kết cấu gồm 8 mặt. Cách mỗi mặt tháp lại xây một cánh cửa. Những cánh cửa của từng tầng trong tháp được đặt vị trí so le nhau. Nhờ cách bố trí này giúp cánh cửa có thể trụ vững từng tầng tháp.

Ngoài ra, công trình còn có hai lớp tường bao liên kết với nhau để chịu lực từ trọng lượng. Qua đó, giúp đảm bảo cân bằng lực của tòa tháp. Chính nhờ kỹ thuật xây dựng đặc biệt này giúp tháp Hộ Châu tồn tại suốt gần 1.000 năm qua, bất chấp những ảnh hưởng của mưa gió, thiên tai, mà chưa hề có dấu hiệu sụp đổ.

Tháp Hộ Châu có kiến trúc đặc biệt với kết cấu gồm 8 mặt.
Tháp Hộ Châu có kiến trúc đặc biệt với kết cấu gồm 8 mặt.

Mặc dù vậy, nếu xét về sự nổi tiếng thì tháp Hộ Châu chưa thể có “tiếng tăm” như tháp nghiêng Pisa ở Italia, nhưng vẫn trở thành địa danh rất nên đến thăm khi du khách có dịp tới Thượng Hải.

Xá lị hay xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn giống ngọc trai, hình thành sau khi thi thể của các vị cao tăng Phật giáo được hỏa táng hoặc sau khi viên tịch.

Các hạt xá lị thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các nhà chùa, đặt trong tượng Phật hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa.

Xá lị được lưu giữ với mục đích mang tới phước lành.