55 lượt xem

Review Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Ông cha ta đã có câu: “Im lặng là vàng”, đôi khi chúng ta cần phải biết giữ im lặng đó mới là cách giải quyết thông minh nhất. Giao tiếp hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người và nó cũng là một loại tu dưỡng cần được học hỏi qua từng ngày. Cuốn sách “Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ” sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp hằng ngày.

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Một vài thông tin về tác giả

Trương Tiếu Hằng là một tác giả đồng thời là một nhà sản xuất. Ông từng là một nhân viên bình thường, từng làm bán hàng rồi tự mở công ty, ông đã đi nhiều nơi, đọc sách, sáng tác, tìm hiểu về cuộc sống. Vốn sống phong phú, bút pháp tinh tế cùng lối viết đi thẳng vào trọng tâm luôn mang lại cho độc giả cảm giác sảng khoái khi đọc tác phẩm của ông. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản như “Khoa triết học Đại học Bắc Kinh” , “EQ cao chính là biết cách nói chuyện”,…

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Cảm nhận về sách

Nội dung của cuốn sách xoay quanh hai vấn đề chính là “Biết cách nói chuyện” và “Biết cách giữ miệng” trong mỗi chủ đề tác giả đều đưa ra tình huống cụ thể với các cách ứng xử phù hợp. Sách bao gồm 12 chương:

Chương 1: Hỏi những “câu hỏi mở”, tạo nên một cuộc nói chuyện khiến đối phương yêu thích.

Trong giao tiếp bạn cần phải chủ động với đối phương, điều này sẽ khiến cho người khác cảm thấy hứng thú với cuộc trò chuyện của bạn. Nếu chỉ có họ hỏi, mình trả lời thì rất nhanh cuộc trò chuyện sẽ kết thúc trong nhàm chán.

Chương 2: Hãy âm thầm quan tâm tới đối phương, khiến họ cảm thấy ấm áp.

Những hành động nhỏ tinh tế sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt đối phương, ví như bạn luôn chăm chú lắng nghe họ nói, đôi khi một cái gật đầu cũng để họ hiểu được rằng bạn đang lắng nghe họ nói chuyện.

Chương 3: Tránh dội nước lạnh vào đầu người khác, hãy khen ngợi đối phương nhiều hơn, dành cho đối phương sự công nhận mà họ muốn.

Không ai thích nghe những lời chỉ trích gay gắt từ người khác, cả khi đối phương nói sai chúng ta cần có những câu nói nhẹ nhàng, cách nói chuyện khôn khéo tránh để người khác không cảm thấy bị tổn thương.

Chương 4: Cách nói hóm hỉnh sẽ làm cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn nhiều, khi nói chuyện không cần phải quá nghiêm túc.

Nói chuyện một cách máy móc đôi khi sẽ khiến cho cuộc trò chuyện trở nên mệt mỏi, căng thẳng và không thú vị. Bạn có thể pha chút hóm hỉnh vào cuộc hội thoại như vậy đối phương sẽ cảm thấy có hứng thú.

Chương 5: Từ chối, phê bình và phủ định, nói như thế nào để không làm đối phương phật ý.

Lời từ chối và phê bình của bạn cũng cần sự tinh tế, nếu vô tình nói nặng lời sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu và vô tình cuộc trò chuyện cũng rơi vào hoàn cảnh gượng gạo.

Chương 6: Phản ứng nhanh nhạy, dùng một câu nói để xoay chuyển tình thế khó xử.

Có vô vàn tình huống khó xử sẽ xảy ra vì thế trong đầu bạn khi nào cũng phải sẵn sàng những câu nói để nhảy số khi tình huống khó xử xuất hiện.

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Chương 7: Nếu không biết lắng nghe, bạn sẽ không có bạn bè.

Lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp và sẽ chẳng ai muốn làm bạn với người chỉ biết nói mà không biết lắng nghe người khác.

Chương 8: Im lặng đúng lúc sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều phiền phức.

Im lặng là vàng, đôi khi trong cuộc trò chuyện nói ra những lời không hay sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, chi bằng chúng ta giữ im lặng sẽ không có nhiều phiền phức xảy ra.

Chương 9: Nếu không muốn cuộc nói chuyện đi vào bế tắc, hãy tránh xa những điều sau.

Có những khi cuộc trò chuyện của chúng ta rơi vào bế tắc vì bạn không gợi mở câu hỏi cho đối phương cũng như vấn đề bạn đề cập đến đối phương không biết.

Chương 10: Không biết giữu miệng là hành vi tai hại nhất, khi tức giận cũng đừng nói những điều làm tổn thương người khác.

Khi tức giận chúng ta thường sẽ hành động theo cảm xúc thế nên lúc ấy cách tốt nhất là đừng nói chuyện, đợi bản thân bình tĩnh lại rồi hãy nói chuyện cùng người khác, tránh “giận cá chém thớt” khiến đối phương tổn thương.

Chương 11: Hãy biết nhìn tình huống, đừng nói những lời thiếu khôn khéo.

Nhìn vào tình huống thực tế để xem xét, đừng nói những lời khiến người khác cảm thấy khó hiểu.

Chương 12: Cách kết thúc buổi nói chuyện, không để đôi bên trở mặt chỉ vì mấy câu nói.

Cuối buổi nói chuyện hãy hỏi đối phương về cảm nhận của họ về cuộc trò chuyện, tránh hỏi những câu hỏi vô duyên.

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Những câu nói hay trong sách

Mọi người thường muốn nói về chủ đề mình hiểu rõ hoặc yêu thích. Do đó, khi chúng ta hỏi về phương diện này, sẽ “gãi đúng chỗ ngứa” của họ, từ đó chúng ta sẽ đạt được những gì mình muốn. Đồng thời, điều này cũng sẽ khiến cho quan hệ giữa đôi bên trở nên tốt hơn rất nhiều.

Khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là khi nói chuyện với người không thân hoặc người lạ, tốt nhất đừng bắt đầu nói đã hỏi những câu như “nhà anh ở đâu”, “tương lai anh có dự định gì không”, “ước mơ của anh là gì”… Thông thường những chủ đề này hoặc là dễ đi vào ngõ cụt hoặc là đối phương không muốn trả lời.

Không ai muốn mất thời gian nói chuyện với một người làm họ mất hứng, nhưng họ lại rất thích nói chuyện với những người không rành về lĩnh vực họ đang nói nhưng lại có hứng thú với chủ đề đó. Trong quá trình này, tốt nhất là chúng ta không nên ngắt lời người khác, hãy kiên nhẫn lắng nghe để đối phương nói hết.

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Lời kết

Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ – cuốn sách giao tiếp mà bất cứ bạn trẻ nào cũng nên đọc một lần trong đời.

Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích các bạn trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Thân!

Review bởi Dương Hạnh

Nguồn Any