67 lượt xem

Tuổi thơ dữ dội – Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học Việt Nam

Tuổi thơ dữ dội” – tác phẩm tiểu thuyết tái hiện lịch sử vẻ vang của nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ đất nước không chỉ có người lớn mà đó còn là tình yêu đất nước của các em nhỏ, đọc xong tiểu thuyết ít ai không khỏi thôi ám ảnh bởi giọng hát, khuôn mặt, lòng quả cảm của những em thiếu niên Vệ Quốc Đoàn. 

“Tuổi thơ dữ dội” - tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Việt Nam
“Tuổi thơ dữ dội” – tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Việt Nam

Dù tác phẩm đã ra đời khá lâu thế nhưng những chi tiết, câu chuyện trong tác phẩm vẫn còn để lại trong lòng người đọc những thổn thức khó tả về một thời kỳ anh hùng, chiến đấu quên mình của cả dân tộc, đặc biệt lòng yêu nước được nuôi dưỡng từ những em bé dù còn rất nhỏ. Cùng chúng tôi review tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” chi tiết hơn trong bài viết sau. 

Phùng Quán – Nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam

Phùng Quán không chỉ là một nhà văn, mà còn là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn. Ông sáng tác thơ văn trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương. Phùng Quán được biết đến là cháu của nhà văn Tố Hữu. Ngoài tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”, ông còn nổi tiếng với những tác phẩm như “Ba phút sự thật”, “Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào”, “Trang hoàng cung”,…

Tuổi thơ dữ dội” được xem là cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Phùng Quán, sáng tác từ năm 1968 nhưng mãi sau hơn 20 năm mới chính thức được hoàn thành và xuất bản.

Cuốn tiểu thuyết được tác giả viết năm 1968 nhưng phải mất hơn 20 năm sau mới xuất bản
Cuốn tiểu thuyết được tác giả viết năm 1968 nhưng phải mất hơn 20 năm sau mới xuất bản

Nội dung cuốn tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” 

Tuổi thơ dữ dội” thuật lại câu chuyện của Đội Thiếu niên Đội Thiếu niên Trinh sát trung đoàn Trần Cao Vân. Không giống với những câu chuyện chiến tranh thường thấy, cuốn sách không tập trung miêu tả những anh lính cụ Hồ oai phong lẫm liệt, những mối tình chiến sĩ đi cùng năm tháng, mà nhân vật chính của tác phẩm lại là những chú bé tham gia Vệ Quốc Đoàn từ năm 12, 13 tuổi. Nổi bật trong tác phẩm, đó là ba chú bé Lượm sứt, Quỳnh sơn ca và chú bé Mừng.

Nhân vật Lượm sứt là con nhà có nòi làm cách mạng. Ông nội, chú, o và ba Lượm đều là Việt Minh chính cống. Ba Lượm bị bắn chết khi em mới 2 tuổi chẳng nhớ mặt cha. Chính vì thế, ngay từ nhỏ Lượm đã giác ngộ lý tưởng cách mạng, nung nấu ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi bọn giặc xâm lược. Em là chú bé khẳng khái, hy sinh quên mình vì tổ quốc, chỉ bật khóc khi thấy chỉ huy của mình bị bắt giam. 

Quỳnh sơn ca với xuất thân từ con nhà danh giá. Mặc dù em không có sức khỏe, cũng không được nhanh nhẹn như các bạn đồng trang lứa nhưng em có tình yêu vĩ đại với âm nhạc và Tổ quốc luôn có sẵn trong người. Em truyền cảm hứng chiến đấu cho cả chiến khu với những bài hát hào hùng mình tự sáng tác. 

“Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau
Hát lời thế kháng chiến đến bạc đầu”
 
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính là Mừng, Quỳnh, Lượm sứt
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính là Mừng, Quỳnh, Lượm sứt

Còn Mừng là chú bé tham gia vào đội thiếu niên trinh sát từ năm 12 tuổi. Tuy dáng người nhỏ nhắn như que diêm, cậu bé ấy thể hiện sự ngây thơ như đúng lứa tuổi của mình, em nổi bật lên với sự hiếu thảo gây bao niềm xúc động cho độc giả. Tuy bé nhỏ nhưng vô cùng nhanh nhẹn, tháo vát, em đã giúp đội lập được nhiều chiến công và quyết không làm mất danh dự của Vệ Quốc Đoàn.

Ngoài ba nhân vật chính, truyện còn liên tục tiếp nối bởi hình ảnh của cậu bé Vịnh sưa, Bồng da rắn, Tư đất hay Vệ to đầu,… Tất cả đều hiện lên sống động, đầy cảm hứng khiến người đọc không khỏi nể phục. 

Mặc dù tuổi nhỏ nhưng hơn ai hết, các em hiểu được nhiệm vụ phải bảo vệ đất nước, các em sẵn sàng quên thân vì Tổ Quốc, hy sinh thân mình làm lính trinh sát, làm giao liên cho bộ đội chiến khu. Với các em không có gì lớn lao hơn tình yêu quê hương, đất nước. Mặc dù khó khăn đầy rẫy, hy sinh cũng có nhưng máu và ý chí của các em đã góp phần đem về độc lập tự do cho cả dân tộc. Hình ảnh các em nhỏ trong trung đoàn Trần Cao Vân vẫn còn sống mãi tới ngày nay và cả mai sau.

Vì sao cuốn tiểu thuyết thu hút người đọc? 

Tới tận ngày nay, cuốn sách vẫn luôn hấp dẫn với bạn đọc bởi tác phẩm thật sự xuất sắc từ cách miêu tả nhân vật đến cách triển khai tình tiết triển khai câu chuyện cùng tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn. 

Khi đọc tác phẩm, người đọc nhận thấy rõ mỗi chú lính trinh sát có một ngoại hình, một tích cách, một sở thích và tài năng khác nhau. Cả trung đoàn có tới ba chục đứa trẻ, rất nhiều nhân vật trong cuốn sách dài 700 trang nhưng kết hợp với nhau tạo nên một tiểu thuyết anh hùng với màu sắc riêng biệt.

Cái tài của tác giả là kết hợp ngoại hình tiêu điều với ý chí cứng cỏi như thép như đồng trong cùng một nhân vật. Những em bé 13, 14 tuổi, mặc cái áo rách như tổ đỉa, người gầy giơ xương với chi chít những nốt ghẻ nhưng ẩn đằng sau đó là người chiến sĩ bất khuất, kiên cường hơn ai hết. Các em đảm đương những công việc hàng ngày như giao thư, canh đài quan sát, tuy thầm lặng như góp phần quan trọng trong chiến thắng chung.

Từ đầu chí cuối cuốn tiểu thuyết Tuổi Thơ Dữ Dội, chẳng mấy khi chúng ta có thể ngồi yên theo dõi, vì tình tiết trong truyện liên tục bị đẩy lên cao trào. Những lần Lượm vượt ngục, những lần Mừng đối mặt với Việt gian hay Quỳnh đối đáp với người nhà đều làm người đọc đứng ngồi không yên. Khéo làm sao khi tác giả sắp xếp các chi tiết và các nhân vật không bị trùng lặp, chồng chéo. 

Tác phẩm đã thật sự thành công khi cho người đọc thấy những cảm xúc thật nhất của các nhân vật
Tác phẩm đã thật sự thành công khi cho người đọc thấy những cảm xúc thật nhất của các nhân vật

Đặc biệt hơn, Phùng Quán đã thật sự thành công khi triển khai lối viết linh hoạt và dạt dào cảm xúc. Ngay từ những trang đầu, “Tuổi thơ dữ dội” đã khiến chúng ta thổn thức vì thương xót cho số kiếp bất hạnh của những đứa trẻ không mẹ, không cha, rồi cái cách những đứa trẻ yêu thương, bao bọc lấy nhau trong vất vả, khốn khó. Xúc động nhất là những cái chết bi thương nhưng không kém phần anh dũng, hào hùng. 

Tuổi thơ của những đứa trẻ là những ký ước hào hùng nhưng đầy khó khăn, ác liệt; tuy vậy vẫn không thể tiếng cười vô tư, lạc quan của bầy trẻ lên mười. Những đứa trẻ khi trở về với cuộc sống bình thường, chúng lại sống trọn vẹn tuổi thơ một cách hồn nhiên nhất, chúng vẫn mê chọi gà, đánh dế.

Cả cuốn tiểu thuyết, ta thấy được tác giả đã cực kỳ thành công khi sắp xếp nước mắt và nụ cười kết hợp lại thành một bản hòa ca cảm xúc, dẫn dắt ta đi từ khổ đau, tuyệt vọng rồi hy vọng lại được tái sinh, cho chúng ta cảm nhận được quá khứ hào hùng và đầy oai phong của các thế hệ đi trước.

Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Kết luận

Chúng ta là người con của Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào vì những tác phẩm xuất sắc trong nền văn học. “Tuổi thơ dữ dội” là cuốn tiểu thuyết không chỉ hoàn thành xuất sắc giá trị nghệ thuật mà một tác phẩm văn học cần có, mà giá trị hiện thực tái hiện trong tiểu thuyết cũng vô cùng xuất sắc – đó là bản anh hùng ca vĩ đại của nhân loại, là ý chí kiên trung bất khuẩn của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược Việt Nam, đặc biệt nó được tái hiện rõ nhất ở lứa tuổi trẻ em, thiếu nhi. 

Hy vọng bài viết review tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu thêm giá trị mà tác phẩm mang đến. Chúc bạn có thời gian đọc sách vui vẻ và ý nghĩa. 

Xem thêm:

Nguồn Any